Now you can Subscribe using RSS

Submit your Email

NAM TÍNH ĐỘC HẠI (TOXIC MASCULINITY) LÀ GÌ?

April

 

 

 

Nam tính độc hại (toxic masculinity) là gì?
 
Là những chuẩn mực, kỳ vọng của xã hội đặt lên người đàn ông như: mạnh mẽ, quyết đoán, biết dùng nắm đấm, sức mạnh để thể hiện sức mạnh và từ chối tất cả những thứ đi ngược lại với sự nam tính. Ở Việt Nam con trai từ nhỏ hay được dạy rằng không được thể hiện cảm xúc, không được khóc lóc hay chỉ đơn giản không mặc đồ màu hồng vì trông “ẻo lả”
Văn hóa Việt Nam chịu ảnh hưởng gì từ tính nam độc hại qua từng thời kỳ?
 
Việt Nam nói riêng và Châu Á nói chung cũng không nằm ngoài những quy luật tiến hóa và phát triển của con người. Thế nhưng sự phân biệt giới ở Việt Nam lại là một vấn đề vô cùng nghiêm trọng trong xã hội thời phong kiến. 
 
Nho giáo ở Việt Nam được nhân dân ta tiếp nhận một cách tự nguyện và giao hòa với văn hóa dân tộc. Không thể nào phủ nhận được những tiến bộ trong tư tưởng của Nho giáo thời bấy giờ như coi trọng lễ nghĩa, hiếu kính với cha mẹ,con người phải hướng đến cái chung, phải có trách nhiệm với xã hội và trung thành với Vua. Tuy nhiên cái gì cũng có hai mặt của nó, trong tư tưởng Nho giáo cũng có nhiều giáo lý mang tính gán nhãn, phân biệt giới và định kiến giới, áp đặt một cách cứng nhắc vai trò của người phụ nữ và cả đàn ông trong xã hội.
 
Một vài câu nói tiếng Việt mô tả về tính nam độc hại mà bạn đã từng gặp phải? Bạn có từng gặp phải?
 
• Đàn ông không bao giờ hiểu được đàn bà (và ngược lại), kết quả là không có tình bạn thực thụ giữa hai giới này
• Đàn ông phải mạnh mẽ, trở thành trụ cột gia đình, là chỗ dựa cho phụ nữ;
• Thể hiện “tình cảm ủy mị”, hay làm việc nội trợ là được coi là không mạnh mẽ.
• Đàn ông không thể là nạn nhân của bạo hành, và nếu có thì đó là nỗi nhục của họ.
• Nam giới không chung thủy, chỉ nghĩ đến tình dục, chỉ muốn quan hệ tình dục và luôn luôn quan hệ tình dục mọi lúc mọi nơi. Mặc dù nhu cầu tình dục là nhu cầu bình thường của con người.
• Hơn nữa, nam giới bị coi là luôn trong tâm thế sẵn sàng sử dụng bạo lực để giải quyết vấn đề
• Nam giới không được tham gia vào việc “nữ tính” như xem phim tình cảm, khóc lóc, mặc đồ màu hồng, nói chuyện nhỏ nhẹ, chăm sóc sắc đẹp… Những trường hợp nam giới bị chỉ trích nặng nề vì làm đẹp, hay quá quan tâm đến vẻ ngoài của bản thân, hay có những hành động nhẹ nhàng chúng ta có thể dễ bắt gặp ở bất cứ đâu như trường học, công sở, nơi công cộng,…
 
Tính nam độc hại trong thời đại hiện nay, những cái được và mất?
 
Khuôn mẫu nam giới đã trở thành rào cản lớn ngăn cản họ làm những điều mình muốn, khuyến khích họ bộc lộ sự hung tính, hiếu chiến. Người đàn ông lớn lên thiếu rất nhiều kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng sức khỏe sinh sản, trong khi áp lực xã hội, kỳ vọng của gia đình đặt lên vai họ chưa bao giờ giảm, dẫn đến rất nhiều hệ lụy về mặt tâm lý. Họ không dám bày tỏ những lo sợ, thất vọng bên trong, họ gặp khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc, gặp nhiều trắc trở trong đời sống lứa đôi. Chính những định kiến (những định kiến mang xu hướng tích cực hay những định kiến mang tính tiêu cực) dường như đã mang đến không ít phiền toái cho nam giới, khiến họ chịu áp lực nặng nề rồi dẫn đến hậu quả đáng buồn


 

 

April / Author & Editor

Trung tâm Tham vấn, Nghiên cứu và Phát triển Cộng đồng (CoRE) là tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận được thành lập năm 2013, hoạt động dưới sự bảo trợ của Doanh nghiệp Xã hội Tea Talk Việt Nam.

Coprights @ CoRE 2013,